Author - Phạm Tiến

NET ZERO FACTORY – GIẢI PHÁP “XANH HÓA”CHO NGÀNH XÂY DỰNG

Trong bối cảnh nguyên liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường là một xu hướng không thể phủ nhận. Trong số các giải pháp mới mẻ,  Net Zero factory đang trở thành một điểm sáng cho ngành xây dựng. Cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu thêm về vấn đề này!

Net Zero factory - giải pháp xanh hóa

1. Net Zero factory là gì?

Net-zero (mức phát thải ròng bằng 0) được định nghĩa trên website Net-zero Climate là “trạng thái cân bằng giữa lượng khí nhà kính đi vào khí quyển và lượng khí được đào thải”.

Net Zero factory nói theo cách dễ hiểu là nhà máy không tác động đến môi trường, hoặc có thể tạo ra phát thải nhưng được loại bỏ hoặc bù đắp bằng các biện pháp khác nhau như sử dụng các công nghệ tiên tiến và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Net zero factory là gì?

2. Tại sao ngành xây dựng cần hướng đến tiêu chuẩn Net Zero factory?

Thực trạng

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Bảo vệ Môi trường Thế giới (WWF), ngành xây dựng chiếm khoảng 40% lượng rác thải toàn cầu và gây ra 23% lượng khí nhà kính. Điều này cho thấy tác động của ngành xây dựng đến ô nhiễm môi trường là rất lớn và đáng lo ngại. Một trong những vấn đề chính của ngành xây dựng là việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống như gạch đất sét nung và than làm nhiên liệu đốt.

Việc khai thác và sản xuất các loại vật liệu này gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm sự suy thoái đất canh tác nông nghiệp và ô nhiễm bầu không khí. Theo tính toán, cứ 1 tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2m, tương đương với 75 ha đất.

Ngoài ra, với khối lượng  các chất thải rắn khổng lồ trong xây dựng nếu không được xử lý hiệu quả cũng đem lại tác hại khôn lường. Các mảnh bê tông, thạch cao, gương kính… khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người.

các nhà máy không xử lý phát thải làm ô nhiễm môi trường

Những nhà máy sản xuất không xử lý phát thải mà trực thiếp thải ra môi trường tự nhiên

Lý Giải

Tại Hội nghị COP26 tháng 11/2021, Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 . Do đó việc hướng đến tiêu chuẩn Net Zero factory là điều cần thiết ngay lúc này không chỉ riêng ngành xây dựng mà cần sự nỗ lực của toàn ngành.

Việc hướng đến tiêu chuẩn Net Zero factory cũng đang phản ánh của sự phát triển và tiến bộ trong ngành xây dựng. Khi áp dụng công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất xanh không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, chi phí vận hành mà còn giảm thiểu tác động đến khí hậu toàn cầu.

3. Gạch bê tông khí chưng áp có phù hợp với tiêu chuẩn Net zero factory không?

Gạch bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete – AAC) hay còn được gọi là gạch AAC, gạch không nung, gạch nhẹ… được sản xuất từ các nguyên vật liệu vô cơ phổ biến như cát, vôi, xi măng, nước và chất tạo khí dưới áp suất và nhiệt độ cao trong lò chưng áp cho ra thành phẩm  có cấu trúc xốp, nhẹ và bền.

gạch bê tông khí chưng áp đáp ứng tiêu chuẩn net zero factory

Vật liệu xanh – Gạch bê tông khí chưng áp, xanh trong sản xuất và xanh trong sử dụng

Loại gạch không nung này được Hiệp Hội Công Trình Xanh – Green Building Council của thế giới công nhận vì đặc tính tiêu thụ ít năng lượng cả trong quá trình sản xuất và sử dụng. Vì thế có thể nhận định rằng gạch bê tông khí chưng áp rất phù hợp với tiêu chuẩn Net Zero factory bởi những lý do sau:

Tính bền vững

– Gạch bê tông khí chưng áp được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu dồi dào, có sẵn ngoài tự nhiên như: cát, đá, xi măng, vôi, thạch cao,… Không ảnh hưởng quá nhiều đến tài nguyên thiên nhiên.

– Sản xuất gạch nhẹ trải qua quá trình chưng áp khí, hoàn toàn không nung, giúp giảm phát thải, khí độc hại, góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành. Theo tính toán, quá trình sản xuất, sử dụng, đến xử lý chất thải, dấu chân carbon của gạch AAC khá thấp, giảm thiểu tới 5 lần lượng khí thải CO2 so với vật liệu truyền thống.

– Tuổi thọ các công trình sử dụng gạch AAC cao từ 80 -100 năm: là vật liệu mang tính bền vững cao, giúp giảm thiểu phát thải xây dựng trong tương lai

– Có khả năng tái chế: Vụn gạch bê tông khí chưng áp có thể tái chế, sản xuất thành những viên gạch bê tông khí chưng áp mới hoặc làm cốt liệu cho các loại bê tông khác.

Nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp EBLOCK khép kín, hạn chế tối đa phát thải ra ngoài môi trường

Hiệu quả năng lượng

– Tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng: Nhờ các bọt khí li ti trong vật liệu mà gạch bê tông khí chưng áp có khả năng cách nhiệt tốt, tạo ra hiệu ứng “Đông ấm – Hạ mát”. Nhiệt độ bên trong các công trình sử dụng vật liệu AAC luôn ở mức ổn định mát mẻ,  giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng  máy lạnh. Nhờ vậy mà các trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở dân dụng… tiết kiệm được khá nhiều chi phí tiền điện hàng tháng.

– Khả năng cách âm tốt: gạch AAC có khả năng tản âm tự nhiên và khả năng hấp thụ âm thanh vượt trội giúp giảm tiếng ồn, tạo môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả hơn.

Gahj bê tông khí chưng áp giúp tiết kiệm năng lượng

Nhà xây xong mát mẻ hẳn, giảm nhu cầu sử dụng điều hòa mà còn tiết kiệm tiền điện hàng tháng (Anh Tân ở Tây Ninh chia sẻ)

Tiết kiệm chi Phí

– Tiết kiệm chi phí khung, móng cọc: Gạch bê tông khí chưng áp có trọng lượng siêu nhẹ (nhẹ hơn 1/3 so với gạch đất nung và 1/4 so với gạch bê tông thông thường), giúp giảm tải trọng cho kết cấu công trình, thiết kế khung, móng cọc giảm thiểu đáng kể.

Thi công nhanh chóng: Nhờ kích thước gạch lớn (kích thước gạch tiêu chuẩn 600x200x100mm), giúp việc thi công dễ dàng, nhanh chóng. Do đó, cũng góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.

Dự án Chung Cư H9BC (bao gồm 24 tầng) sử dụng gạch EBLOCK thi công tường vách ngăn giúp giảm tải trọng kết cấu công trình

Tính an toàn

– Khả năng chống cháy tuyệt vời: gạch nhẹ AAC có khả năng chống cháy vượt trội lên đến 4h giờ, đáp ứng các yêu cầu chống cháy theo QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Đảm bảo an toàn cho các cư dân

– Không chứa chất độc hại: Được sản xuất từ các nguyên liệu vô cơ, an toàn cho người sử dụng và môi trường

Xem thêm về các ưu, nhược điểm của gạch bê tông khí chưng áp tại đây

Từ những đặc tính trên, có thể kết luận gạch bê tông khí chưng áp hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn Net zero factory và dự báo sẽ trở thành xu hướng xây dựng trong tương lai! 

Hy vọng, bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm này hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc hệ thống đại lý phân phối độc quyền của EBLOCK trên toàn quốc. Đến với chúng tôi bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi kinh nghiệm sản xuất hơn 15 năm và là Doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam về vật liệu bê tông khí chưng áp.

EBLOCK– Một thương hiệu đến từ NEW ERA HOME 

Liên hệ để được tư vấn:

– ☎ (+84) 28 3526 7177

– ✉️ eblock@newerahome.vn

–  Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm các bài viết liên quan:

THÚC ĐẨY SỬ DỤNG VẬT LIỆU XANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG THEO MỤC TIÊU CHÍNH PHỦ ĐỀ RA CHO NGÀNH VLXD ĐẾN NĂM 2030

Xem thêm...
Tấm RAAC nguyên nhân vụ sập ở Anh

NHIỀU TRƯỜNG HỌC Ở ANH ĐÓNG CỬA VÌ LO SỢ BỊ SẬP, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Những ngày qua, nhiều trường học trên thế giới chính thức chào đón học sinh trở lại bắt đầu một năm học mới. Tuy nhiên, ở Anh, hơn 100 trường học vẫn chưa thể mở cửa, hoặc chỉ mở một phần vì đối mặt với nguy cơ bị sập, nhiều tin đồn được đưa ra do vật liệu xây dựng không đảm bảo cụ thể là tấm RAAC, thậm chí còn gọi thẳng tên vật liệu bê tông khí chưng áp. Liệu thông tin này có đúng không? Hãy cùng chúng tôi xem xét và phân tích các chứng liệu điều tra chính thức từ cơ quan chức năng Anh.

1.Khởi nguồn

Câu chuyện khởi nguồn từ vụ sập một phần mái xây bằng tấm RAAC (còn gọi là Tấm AAC có lớp thép gia cường) tại Trường tiểu học Single Well ở Gravesend, Kent vào năm 2018. Mặc dù đã được cảnh báo trước đó về việc kiểm tra chất lượng các trường học xây bằng bằng tấm RAAC đã quá tuổi thọ sử dụng nhưng tới khi vụ việc năm 2018 xảy ra, Bộ Giáo Dục Anh mới bắt đầu xem xét lại tình hình một cách nghiêm túc. Đến nay đã gần 5 năm, công tác kiểm tra, bảo dưỡng mới được đẩy mạnh trước thềm năm học mới.

Trường tiểu học Single Well ở Gravesend, Kent vào năm 2018

Tấm RAAC làm mái bị đổ sập tại Trường tiểu học Single Well ở Gravesend, Kent vào năm 2018. Không có thương tích về người.

2.Nguyên nhân 

  • Tiêu chuẩn thiết kế thi công không phù hợp

Tấm RAAC trong trường hợp này có kích thước quá lớn với chiều dài lên đến 6m và được lắp với khẩu độ  lớn  không có trụ đỡ dẫn đến tình trạng đứt gãy khi tải trọng quá nặng. 

Ngoài ra, việc thiết kế các thanh thép ngang, dọc bên trong cũng rất quan trọng. Nếu không đảm bảo về số lượng thanh thép và cách bố trí lưới thép sao cho phù hợp, tấm RAAC sẽ rất yếu và tạo ra các vết nứt. Theo báo cáo SCOSS tháng 05/2019 cũng chỉ ra rằng “Trường hợp xảy ra sự cố năm 2018, đã có bằng chứng về vết nứt cho thấy cốt thép bên trong không được căng đúng tại vị trí gần trụ đỡ”

Lỗi thiết kế lưới thép trong tấm RAAC không phù hợp

Lỗi thiết kế lưới thép trong tấm RAAC không phù hợp (Theo báo cáo SCOSS).

  • Công trình quá tuổi thọ sử dụng và không được bảo trì đầy đủ

Sau thế chiến, nhờ những ưu điểm vượt trội, tấm RAAC được sử dụng rộng rãi khắp nước Anh, đặc biệt từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, vật liệu này được ứng dụng trong hầu hết các  công trình trường học, bệnh viện, tòa nhà….. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn chất lượng tấm RAAC tại thời điểm đó, khi trải qua thời gian sử dụng 30-40 năm những tấm bê tông này cũng có thể bị xuống cấp, hư hỏng. Mặc dù trước đó có nhiều cảnh báo về việc kiểm tra, bảo dưỡng các công trình có sử dụng tấm RAAC, nhưng đến khi sự việc đáng tiếc xảy ra, vấn đề này mới được quan tâm.

Báo cáo SCOSS tháng 05/2019 về việc cảnh báo các công trình có sử dụng tấm RAAC cần chú ý những rủi ro tiềm ẩn.

Báo cáo SCOSS tháng 05/2019 về việc cảnh báo các công trình có sử dụng tấm RAAC cần chú ý những rủi ro tiềm ẩn.

  • Cốt thép bị ăn mòn do thấm nước 

Thời tiết nước Anh vào mùa đông thường có tuyết rơi, trong khi tấm RAAC được ứng dụng rộng rãi để làm mái bằng tại các trường học. Điều này cho thấy, tấm bê tông sẽ tiếp xúc với nước mưa, độ ẩm rất thường xuyên.

Những cảnh báo đối với tấm RAAC khi ứng dụng làm mái bằng

Những cảnh báo đối với tấm RAAC khi ứng dụng làm mái bằng

Hơn thế, khi thời gian sử dụng quá lâu, lớp bảo vệ lưới thép trong tấm RAAC cũng bị hao hụt và mất đi tính năng bảo vệ của nó. Do đó nước dễ thấm xuyên qua lớp bảo vệ, tiếp xúc trực tiếp với các lưới thép bên trong dẫn đến tình trạng gỉ sét, ăn mòn.

Trong một số trường hợp lưới thép sẽ trương nở và dễ dàng tách khỏi tấm bê tông này. Vì vậy, nếu mất đi “điểm tựa”lưới thép, tấm bê tông RAAC sẽ không còn khả năng chịu lực và dẫn đến đổ sập bất cứ lúc nào. 

Lưới thép trong tấm RAAC bị gỉ

Lưới thép trong tấm RAAC bị gỉ

3.Kết luận

Các báo cáo, kết luận điều tra chính thức từ cơ quan chức năng Anh đã chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến vụ đổ sập mái tại trường tiểu học Single Well ở Anh là do phương pháp thiết kế, thi công không phù hợp, công trình quá tuổi thọ sử dụng nhưng không được bảo dưỡng nâng cấp kịp thời, cốt thép bị ăn mòn do thấm nước dẫn đến đứt gãy. Do đó, có thể thấy những tin đồn gần đây về chất lượng của bê tông khí chưng áp là hoàn toàn không có cơ sở.

Sau chiến tranh thế giới II, các nước Châu Âu bùng nổ xây dựng để phục hồi các đô thị bị tàn phá trong chiến tranh, vật liệu AAC bằng các ưu điểm vượt trội như dễ dàng sản xuất với quy mô công nghiệp, tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào, thi công lắp đặt nhanh chóng và không đòi hỏi sử dụng nhiều nhân công, được sử dụng rộng rãi thay cho các vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, vào thời điểm những năm 50-70 thế kỷ trước, các tiêu chuẩn về sản xuất, thiết kế và thi công còn lạc hậu, chưa được hoàn thiện, dẫn đến tuổi thọ của tấm RAAC trong công trình bị hạn chế khi sử dụng ở những vị trí chịu lực hoặc tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Từ sau thập niên 80, với sự ra đời của các tiêu chuẩn mới, dần dần tuổi thọ của các công trình sử dụng tấm RAAC đã được nâng cao đáng kể.

Việc sử dụng vật liệu AAC làm tường ngăn không chịu lực thời điểm hiện tại hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nêu ra trong báo cáo phân tích nguyên nhân của trường hợp xảy ra tại Anh và đảm bảo tuổi thọ lâu dài của công trình. Trường hợp sử dụng tấm RAAC làm sàn, mái, hoặc tường chịu lực cần triệt để tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế và thi công đã và đang được sử dụng rộng rãi tại các nước châu Âu, Úc để không xảy ra các vấn đề như đã đề cập. Trong đó, trọng tâm cần lưu ý vấn đề chất lượng lớp bảo vệ cốt thép , phương pháp thiết kế thi công và bảo trì công trình.

“Tấm AAC vẫn sẽ được sản xuất và lắp đặt phổ biến, an toàn khắp thế giới nếu được sản xuất, thiết kế, thi công lắp đặt và bảo trì đúng cách.” – nhận định của Giáo sư Chris Goodier – Chuyên gia về Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu, là thành viên của nhóm Loughborough dẫn dắt một dự án nghiên cứu quốc gia lớn về RAAC do NHS tài trợ và tư vấn cho các cơ quan chính phủ tại Anh.   

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong thị trường bê tông khí chưng áp tại Việt Nam, Công ty CP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên (New Era Home) cam kết với Quý khách hàng chất lượng sản phẩm luôn được chúng tôi  đặt lên hàng đầu. 

Nhà máy EBLOCK

Nhà máy EBLOCK được trang bị đầy đủ những máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại. Diện tích nhà máy lên đến 50,000 m², với tổng công suất đạt 400,000 m³/năm

Quy trình sản xuất gạch AAC EBLOCK tấm AAC EPANEL đều được kiểm soát rất chặt chẽ. Tất cả các nguyên liệu đầu vào đều được chúng tôi chọn lựa kỹ càng từ những nhà cung cấp uy tín. Các khâu sản xuất được vận hành khép kín tự động theo công nghệ CHLB Đức giúp sản phẩm đến tay khách hàng trong điều kiện tốt nhất. Vật liệu AAC EBLOCK còn phải trải qua nhiều kiểm định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như: ISO 9001:2015; QCVN 16:2017/BXD ; TCVN 7959:2017… Vì vậy, chúng tôi tin rằng sản phẩm mang lại sẽ giúp Quý khách hàng kiến tạo nên không gian vững chắc và bền bỉ.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính chất của vật liệu bê tông khí chưng áp. Nếu bạn cần được hỗ trợ hoặc tư vấn về sản phẩm vui lòng liên hệ với chuyên viên kinh doanh hoặc Nhà phân phối, đại lý của Công ty CP Gạch khối Tân Kỷ Nguyên để được tư vấn báo giá tốt nhất!

Đính kèm là báo cáo chính thức về sự cố RAAC tại Anh do SCOSS phát hành.

———

EBLOCK– Một thương hiệu đến từ NEW ERA HOME 

Liên hệ để được tư vấn:

– ☎ (+84) 28 3526 7177

– ✉️ eblock@newerahome.vn

–  Đc: 60 Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm các bài viết liên quan:

KHÁM PHÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHÁY CỦA GẠCH BÊ TÔNG NHẸ AAC

 

Xem thêm...

TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG GẠCH AAC EBLOCK TRONG XÂY NHÀ

TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG GẠCH GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP AAC EBLOCK TRONG XÂY NHÀ là điều mà bất kỳ người chủ nào đều chuẩn bị xây nhà cũng quan tâm bởi gạch là vật tư được sử dụng nhiều nhất khi xây dựng một công trình, chiếm một phần chi phí không hề nhỏ. Tính toán số lượng gạch trước khi xây nhà giúp chủ nhà có thể dự trù được nguồn tài chính phù hợp cũng như mua đủ số lượng gạch cần thiết cho công trình. Dưới đây là cách tính toán số lượng xây xây nhà, hãy cùng theo dõi nhé.

I.Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng gạch AAC xây nhà

Để tính được số lượng gạch AAC EBLOCK khi xây nhà chúng ta sẽ phải tính 1m2 tường cần bao nhiêu viên. Tuy nhiên để có được con số chính xác thì phục thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng gạch xây nhà.

1.Kích thước viên gạch

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất ảnh hưởng tới số lượng gạch khi xây nhà. Đối với gạch AAC EBLOCK sẽ có các kích thước phổ biến như sau : 

  • Gạch AAC tiêu chuẩn: Theo (mm)

Dài 600 cố định, về chiều cao dao động  (200 –  300 – 400), độ dày viên gạch dao động (50 – 75 – 100 150 200 – 250).

  • Gạch lớn: Theo (mm)

Dài 800 cố định, cao 600, độ dày (75 – 100 – 150 – 200).

Với mỗi loại kích thước khác nhau sẽ ảnh hưởng tới cách tính số lượng viên gạch trên 1m2 tường.

Thông thường, khi sử dụng gạch bê tông nhẹ để xây thì người ta thường dùng gạch AAC Tiêu chuẩn là : Dài 600, cao 200, dày (100 – 150 – 200).

TINH-TOAN-SO-LUONG-GACH-AAC-EBLOCK-TRONG-XAY-NHA

Gạch AAC tiêu chuẩn: Theo (mm)

Dài 600 cố định, về chiều cao dao động  (200 –  300 – 400), độ dày viên gạch dao động (50 – 75 – 100 150 200 – 250).

Gạch lớn: Theo (mm)

Dài 800 cố định, cao 600, độ dày (75 – 100 – 150 – 200).

Với mỗi loại kích thước khác nhau sẽ ảnh hưởng tới cách tính số lượng viên gạch trên 1m2 tường.

Thông thường, khi sử dụng gạch bê tông nhẹ để xây thì người ta thường dùng gạch AAC Tiêu chuẩn là : Dài 600, cao 200, dày (100 – 150 – 200).

2.Kiểu xây hay cách đặt gạch

Lựa chọn kiểu xây hay cách đặt gạch cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến số lượng gạch được xây trong 1m2 tường. Đối với gạch bê tông nhẹ đa số sẽ là xây gạch theo kiểu ngang. Một số trường hợp khác sẽ có cách đặt gạch dọc hoặc đứng.

3.Độ dày mạch vữa

Như chúng ta có thể thấy, trên mỗi bức tường, ngoài số lượng gạch thì mạch vữa cũng chiếm một phần diện tích. Để tính số lượng gạch xây nhà thì chúng ta phải tính diện tích tường trừ đi diện tích mạch vữa sẽ ra con số cụ thể. Thông thường khi xây nhà, đối với gạch AAC EBLOCK độ dày của mạch vữa khi xây nên dao động từ 1 – 3mm. Trong đó, độ dày của mạch vữa ngang khoảng 1 – 3mm và mạch vữa dọc khoảng 1-3mm. Ngoài ra, trong quá trình xây tường cần lưu ý các mạch vữa xây trong một lớp xây phải vuông góc với nhau mới đạt tiêu chuẩn. Đối với những viên gạch vỡ thì phải loại bỏ. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bức tường.

TINH-TOAN-SO-LUONG-GACH-AAC-EBLOCK-TRONG-XAY-NHA

II.Tính toán số lượng gạch xây nhà chính xác

Để tính toán số lượng gạch xây nhà trước tiên ta cần tính toán số lượng gạch trên 1m² tường. Sau đó nhân với diện tích tường xây và cộng thêm phần trăm hao hụt. Ở đây chúng tôi sẽ sử dụng hệ thống dự toán để tính với kích thước tiêu chuẩn với độ dày là 100 – 150 – 200(mm).

TINH-TOAN-SO-LUONG-GACH-AAC-EBLOCK-TRONG-XAY-NHA

 

– Đối với tường 100(mm)

Với gạch 600 x 200 x 100(mm) thì 1m² trung bình sử dụng là 8,3 viên gạch AAC . Tuy nhiên cần phải tính thêm số lượng gạch hao hụt khoảng 4-5%. Con số hao hụt này đến từ các viên gạch vỡ không đều có thể sử dụng được cũng như mạch vữa.

Vì vậy để tính số lượng gạch cho 1 bức tường sẽ = diện tích tường x 8,3(viên) + 4-5%

Đối với các tường dày 150mm – 200mm thì chúng ta cũng tính toán tương tự như tường dày 100mm ở trên.

Áp dụng công thức ta tính toán số mét vuông tường xây cho 1 căn nhà sẽ ra được số lượng gạch khi xây nhà. Với mỗi công trình khác nhau sẽ có cách tính toán số lượng gạch xây nhà khác nhau. Phụ thuộc vào quy mô, diện tích công trình, cũng như phụ thuộc rất lớn vào cách bố trí các không gian. Bởi nhà càng nhiều phòng thì các bức tường ngăn càng nhiều. Cũng như còn phụ thuộc vào các thiết kế như cửa sổ, ban công… Nhiều khi hai ngôi nhà cùng quy mô và diện tích nhưng thiết kế khác nhau. Thì số lượng gạch xây dựng cũng khác nhau. Vì vậy chủ nhà cần nắm rõ quy tắc này để có thể tính toán số lượng gạch xây nhà một cách chính xác nhất.

Tính toán số lượng gạch xây nhà là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trước khi xây nhà. Giúp gia chủ có thể dự toán chi phí một cách chính xác cũng như chuẩn bị vật tư cần thiết. Trên đây là cách tính toán số lượng gạch xây nhà. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có được những kinh nghiệm quan trọng. Trước khi chào đón ngôi nhà mới .

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm Dự Toán chị Phí vật liệu : về Diện tích cần xây, Chọn loại gạch (Dài x Cao x Dày) như thế nào ?, chọn loại vữa tô, vữa xây để nắm được sơ bộ chi phí sẽ bỏ ra, ở bài viết sau mình sẽ nói rõ hơn về phần dự toán chi phí này.

Xem thêm...
Top-8-loai-vat-lieu-chong-nong-mai-nha-hieu-qua

Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Nhưng những năm gần đây do nhiều nguyên do tác động đến tới khí hậu, dẫn tới nhiệt độ ngày càng cao hơn vào các mùa nắng nóng. “Theo VOV.VN – Hiện tượng El Nino tác động nên hè năm 2023 bão và Áp thấp nhiệt đới sẽ ít hơn năm 2022 nhưng nền nhiệt miền Bắc và miền Trung sẽ gay gắt và cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 độ C.”

Vấn đề nhiệt nóng là một trong những thách thức quan trọng. Ngoài việc sử dụng những thiết bị làm mát như máy lạnh,, quạt, hệ thống phun xương… là giải pháp tức thời và tốn kém năng lượng với tuổi đời lại không cao, thì sử dụng các vật liệu chống nóng cho mái nhà không chỉ giúp giảm nhiệt độ bên trong, mà còn tăng cường hiệu quả tiết kiệm năng lượng và cải thiện thoải mái cho các gia đình trong thời tiết này.

Dưới đây là danh sách “Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay” để giúp cho bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất về các loại vật liệu này.

1.Túi khí cách nhiệt : 

Túi khí cách nhiệt được cấu tạo bởi lớp màng nhôm nguyên chất hoặc mạ nhôm, liên kết với lớp đệm không khí dưới hình dạng những túi khí nhỏ. Đặc tính phản xạ nhiệt của lớp màng nhôm cao cộng với độ dẫn nhiệt của lớp túi khí thấp tạo nên khả năng cách nhiệt cách âm tốt cho dòng sản phẩm này.

Ưu điểm :

  • Hiệu quả chống nhiệt: Túi khí cách nhiệt có khả năng cách nhiệt tốt, giúp giảm nhiệt độ bên trong nhà trong những ngày nắng nóng. Nó tạo ra một lớp cách nhiệt giữa mái và không gian bên trong, ngăn chặn sự truyền nhiệt từ mái vào nhà.
  • Tiết kiệm năng lượng: Với khả năng giữ nhiệt và cách nhiệt hiệu quả, túi khí cách nhiệt giúp giảm sự tiêu thụ năng lượng của hệ thống làm mát trong nhà. Điều này có thể dẫn đến tiết kiệm chi phí điện năng và bảo vệ môi trường.
  • Dễ lắp đặt: Túi khí cách nhiệt có thiết kế linh hoạt và dễ dàng lắp đặt. Nó có thể được tùy chỉnh kích thước và hình dạng phù hợp với mái nhà, cho phép dễ dàng sử dụng trong nhiều loại kiến trúc và vị trí.

Nhược điểm : 

  • Độ bền hạn chế: So với một số vật liệu chống nóng khác, túi khí cách nhiệt có độ bền không cao. Nếu không được bảo trì và bảo vệ tốt, nó có thể bị hư hỏng bởi thời tiết hoặc tác động từ bên ngoài.
  • Đòi hỏi không gian rỗng: Túi khí cách nhiệt yêu cầu không gian trống để có thể được lắp đặt. Điều này có thể gây khó khăn trong việc áp dụng nó vào các mái nhà có kiến trúc phức tạp hoặc không có không gian đủ.
  • Chi phí: So với một số vật liệu chống nóng truyền thống, túi khí cách nhiệt có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.
    Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

    Tấm cách nhiệt giúp tiết kiệm điện năng

2.Tấm xốp cách nhiệt XPS

Tấm xốp cách nhiệt XPS (Extruded Polystyrene) là một loại vật liệu cách nhiệt được sản xuất từ polystyrene được đẩy qua một quá trình ép nhiệt và phun khí để tạo ra một cấu trúc xốp. Đây là một vật liệu rắn và cứng, có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cách nhiệt: XPS có khả năng cách nhiệt cao, giúp giữ nhiệt độ ổn định trong nhà và ngăn chặn sự truyền nhiệt từ mái vào bên trong. Điều này giúp giảm sự tiêu thụ năng lượng và chi phí làm mát trong căn nhà.
  • Chống thấm và chống ẩm: XPS có khả năng chống thấm và chống ẩm tốt, ngăn nước từ việc xâm nhập vào bên trong và gây hỏng hóc cho các thành phần của mái nhà. Điều này giúp bảo vệ mái nhà khỏi hư hỏng do ẩm ướt và kéo dài tuổi thọ của nó.
  • Độ bền cao: XPS có độ bền cơ học cao, không dễ bị biến dạng hay nứt gãy. Điều này làm cho nó trở thành một vật liệu cách nhiệt lâu dài, không yêu cầu bảo trì hay thay thế thường xuyên.

Nhược điểm : 

  • Khó tái chế: XPS là một loại vật liệu không thân thiện với môi trường và khó phân hủy. Việc tái chế và xử lý chất thải XPS có thể gặp khó khăn, gây tiêu tốn tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Dễ cháy: XPS có độ cháy và cháy nhanh. Trong trường hợp cháy, nó có thể tạo ra khói độc hại và chất độc. Do đó, cần tuân thủ các biện pháp an toàn chống cháy khi sử dụng XPS.
  • Giá thành: So với một số vật liệu cách nhiệt khác, XPS có giá thành cao hơn. Điều này có thể là một hạn chế đối với những ai có ngân sách hạn chế khi xây dựng hoặc cải tải mái nhà.Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

3.Bông thủy tinh

Bông thủy tinh là một vật liệu chống nóng phổ biến được sử dụng trong các ứng dụng cách nhiệt, bao gồm cả mái nhà. Được sản xuất từ sợi thủy tinh tái chế, bông thủy tinh có khả năng cách nhiệt và chống cháy cao.

Ưu điểm :

  • Hiệu quả cách nhiệt: Bông thủy tinh có khả năng cách nhiệt tốt, giúp giữ nhiệt độ ổn định trong nhà. Nó ngăn chặn sự truyền nhiệt từ mái vào bên trong, giảm nhiệt độ và làm mát không gian nội thất.
  • Chống cháy: Bông thủy tinh là vật liệu không cháy hoặc khó cháy, giúp tăng cường an toàn trong trường hợp xảy ra cháy. Nó không tạo ra khói độc hại và không gây lan truyền cháy nhanh.
  • Bền và bền vững: Bông thủy tinh có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt và không bị ảnh hưởng bởi nước, mốc, hoá chất hoặc côn trùng. Nó có tuổi thọ cao và không bị co rút hay biến dạng sau thời gian sử dụng.
  • Thân thiện với môi trường: Bông thủy tinh được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái chế và có khả năng tái chế. Việc sử dụng bông thủy tinh giúp giảm lượng rác thải và tài nguyên tiêu thụ, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhược điểm:

  • Kích ứng da và đường hô hấp: Bông thủy tinh có thể gây kích ứng da và đường hô hấp nếu tiếp xúc trực tiếp với nó. Việc lắp đặt và xử lý bông thủy tinh yêu cầu sự tuân thủ các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, găng tay và quần áo bảo hộ.
  • Tính hấp thụ nước: Bông thủy tinh có khả năng hấp thụ nước, do đó cần có các biện pháp chống thấm phù hợp để ngăn nước xâm nhập và gây ảnh hưởng đến hiệu quả cách nhiệt.
  • Trọng lượng và độ dày: Bông thủy tinh có trọng lượng và độ dày khá cao, điều này có thể tạo áp lực lên kết cấu mái nhà. Để đảm bảo sự ổn định và an toàn, cần đảm bảo rằng kết cấu mái nhà đã được thiết kế và củng cố phù hợp để chịu được trọng lượng của vật liệu bông thủy tinh.
  • Giá cả: So với một số vật liệu chống nóng khác, bông thủy tinh có thể có giá thành cao hơn. Điều này có thể là một yếu tố cần xem xét đối với người tiêu dùng có ngân sách hạn chế.
  • Độ bền với thời gian: Mặc dù bông thủy tinh có tuổi thọ cao, nhưng theo thời gian, có thể xảy ra hiện tượng nứt nẻ hoặc mất tính đàn hồi. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất cách nhiệt của vật liệu.

Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

4.Xốp PU cách nhiệt

Xốp PU (Polyurethane) là một vật liệu cách nhiệt phổ biến được sử dụng trong  ứng dụng chống nóng, bao gồm cả lớp mái nhà. Nó được sản xuất từ sự kết hợp của các chất phụ gia và hợp chất polyurethane, tạo thành một cấu trúc xốp có khả năng cách nhiệt cao.

Ưu điểm : 

  • Hiệu quả cách nhiệt: Xốp PU có khả năng cách nhiệt tốt, ngăn chặn sự truyền nhiệt từ mái nhà vào bên trong. Nó giữ cho không gian bên trong mát mẻ và thoải mái, giúp giảm nhu cầu sử dụng máy lạnh và tiết kiệm năng lượng.
  • Công nghệ tiên tiến: Xốp PU có khả năng sản xuất với kích thước và hình dạng đa dạng, phù hợp với các yêu cầu thiết kế và cấu trúc mái nhà. Nó có thể được cắt và gia công dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình lắp đặt.
  • Độ bền và ổn định: Xốp PU có khả năng chịu được áp lực và sự biến dạng, giữ được độ bền và ổn định sau thời gian sử dụng. Nó không bị co rút, mục hay biến dạng do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.
  • Khả năng chống nước và chống ẩm: Xốp PU có khả năng chống thấm nước và chống thâm nhập của hơi ẩm. Điều này giúp bảo vệ mái nhà khỏi sự tổn hại do nước và đảm bảo khô ráo và thoáng mát bên trong.

Nhược điểm : 

  • Tác động môi trường: Quá trình sản xuất xốp PU có thể tạo ra chất thải và chất phụ gia gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, công nghệ và phương pháp sản xuất tiên tiến đã được phát triển để giảm thiểu tác động này. Sự tăng cường quản lý chất thải và ứng dụng các quy trình tái chế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường của xốp PU.
  • Kích thước và cồn nhiệt: Do tính chất xốp và nhẹ, xốp PU có độ cứng và độ bền cơ học không cao bằng các vật liệu khác như thép. Điều này có thể yêu cầu sự hỗ trợ bổ sung hoặc kết cấu gia cố để đảm bảo sự ổn định và an toàn của mái nhà.
  • Độ bền với thời gian: Mặc dù xốp PU có độ bền và ổn định tốt, nhưng theo thời gian và tác động của môi trường, nó có thể trở nên mềm dẻo hơn và mất tính năng cách nhiệt ban đầu. Việc bảo dưỡng và bảo quản thường xuyên là cần thiết để duy trì hiệu quả của vật liệu.
  • Khả năng chịu lực: Xốp PU có khả năng chịu lực tương đối tốt, nhưng nó có hạn chế khi phải chịu tải trọng nặng hoặc áp lực tập trung. Khi sử dụng xốp PU trong mái nhà, cần đảm bảo tính chất cơ học và kết cấu hỗ trợ để đảm bảo an toàn và ổn định.

Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

5.Trần thạch cao chống nóng mái nhà

Ưu điểm :

  • Hiệu quả cách nhiệt: Trần thạch cao có khả năng cách nhiệt tốt, ngăn chặn sự truyền nhiệt từ mái nhà vào bên trong. Điều này giúp duy trì mát mẻ và thoải mái trong không gian sống, giảm sự phụ thuộc vào hệ thống làm mát như máy lạnh và tiết kiệm năng lượng.
  • Khả năng điều chỉnh âm thanh: Trần thạch cao có khả năng hấp thụ âm thanh tốt, giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài và tạo ra một môi trường yên tĩnh hơn trong nhà.
  • Kiểu dáng và thiết kế đa dạng: Trần thạch cao có thể được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và hoa văn khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này tạo ra sự linh hoạt trong việc trang trí và tạo điểm nhấn cho không gian sống.

Nhược điểm :

  • Độ bền và chống nước: Trần thạch cao có độ bền và khả năng chống nước không cao như các vật liệu khác như thép. Nếu bị tiếp xúc với nước, nó có thể bị phồng, biến dạng và hỏng. Việc bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ là cần thiết để duy trì hiệu quả và tuổi thọ của vật liệu.
  • Giới hạn trong việc chịu tải: Trần thạch cao có độ chịu tải hạn chế, không thể chịu được trọng lượng quá lớn. Cần đảm bảo hệ thống kết cấu và hỗ trợ phù hợp để tránh nguy cơ sập, đặc biệt khi có các thiết bị treo hoặc tải trọng nặng.
  • Giá cả: Trần thạch cao có giá thành tương đối cao hơn so với một số vật liệu khác.

Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

6. Sơn chống nóng

Ưu điểm của sơn chống nóng:

  • Hiệu quả cách nhiệt: Sơn chống nóng có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại, giúp giảm nhiệt độ bề mặt và ngăn chặn sự truyền nhiệt vào bên trong không gian. Điều này giúp giảm sự tiếp xúc với nhiệt và giữ cho không gian trong nhà mát mẻ hơn.
  • Tiết kiệm năng lượng: Sơn chống nóng giúp giảm nhu cầu sử dụng máy lạnh và hệ thống làm mát, do đó tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí điện. Nó là một giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường.
  • Bảo vệ bề mặt: Sơn chống nóng cung cấp lớp bảo vệ cho bề mặt, giúp chống lại tác động của thời tiết và tia cực tím. Nó cũng giúp bề mặt bền và dễ dàng vệ sinh và bảo trì.
  • Lựa chọn đa dạng: Sơn chống nóng có sẵn trong nhiều màu sắc và chất liệu khác nhau, cho phép lựa chọn phù hợp với thiết kế và phong cách của mái nhà và công trình xây dựng.

Nhược điểm

  • Độ bền: Một số loại sơn chống nóng có độ bền không cao và có thể bị phai màu hoặc bong tróc sau một thời gian sử dụng. Điều này yêu cầu việc bảo dưỡng và sơn lại định kỳ để duy trì hiệu quả của sơn.
  • Phụ thuộc vào môi trường: Hiệu quả của sơn chống nóng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như ánh sáng mặt trời mạnh, mưa, độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi sử dụng sơn chống nóng, cần xem xét vùng địa lý và điều kiện khí hậu để đảm bảo hiệu quả lâu dài.
  • Khả năng chống bám bụi và dễ dàng bị bẩn: Sơn chống nóng có thể dễ dàng bám bụi và dễ bị bẩn do tác động của môi trường xung quanh. Điều này có thể làm giảm khả năng phản chiếu ánh sáng và hiệu suất cách nhiệt của sơn.
  • Khó khăn trong việc sửa chữa: Khi sơn chống nóng bị hỏng hoặc bong tróc, việc sửa chữa có thể gặp khó khăn. Đôi khi, việc sơn lại toàn bộ bề mặt là cần thiết để khắc phục vấn đề này.Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

7. Tôn chóng nóng

Tôn chống nóng là một loại tôn được thiết kế đặc biệt để giảm nhiệt độ và cách nhiệt cho mái nhà. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của tôn chống nóng:

Ưu điểm của tôn chống nóng:

  • Hiệu quả cách nhiệt: Tôn chống nóng có khả năng phản chiếu ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại, giúp giảm nhiệt độ bề mặt và ngăn chặn sự truyền nhiệt vào bên trong. Điều này giúp giữ cho không gian trong nhà mát mẻ hơn và tiết kiệm năng lượng.
  • Bền bỉ và chống thời tiết: Tôn chống nóng được làm từ các vật liệu chất lượng cao, có khả năng chịu được tác động của thời tiết, chống ăn mòn và gỉ sét. Điều này giúp tôn có tuổi thọ cao và đảm bảo bảo vệ tốt cho mái nhà.
  • Lắp đặt dễ dàng: Tôn chống nóng có thiết kế nhẹ và linh hoạt, dễ dàng lắp đặt và cắt theo kích thước yêu cầu. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình xây dựng.

Nhược điểm của tôn chống nóng:

  • Chi phí ban đầu: Tôn chống nóng có giá thành ban đầu cao hơn so với tôn thông thường. Việc đầu tư ban đầu lớn có thể là một hạn chế đối với một số người.
  • Dễ bị lõm hoặc trầy xước: Tôn chống nóng có khả năng bị lõm hoặc trầy xước khi chịu tác động mạnh hoặc va đập. Việc bảo trì và tránh va chạm không cần thiết là quan trọng để duy trì ngoại hình và chức năng của tôn.
  • Giới hạn trong thiết kế: Tôn chống nóng có một số giới hạn trong việc thiết kế về màu sắc và hình dạng. Việc lựa chọn các tùy chọn thiết kế có thể hạn chế so với các vật liệu khác.

Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

8.Tấm AAC EPANEL để lớp mái nhà :

Những vật liệu này được làm từ chất vô cơ đến hữu cơ, cách nhiệt với các hệ số từ 0,020 W/mK đến 0,045 W/mK. Riêng tấm AAC EPANEL có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, khoảng 0.11 đến 0.22W/m.k đứng đầu trong những vật liệu lót trần chống nóng.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cách nhiệt: Tấm AAC EPANEL có khả năng cách nhiệt tốt, giúp giảm nhiệt độ bề mặt mái nhà. Với khả năng chống tia tử ngoại và giữ nhiệt tốt, nó giúp duy trì không gian bên trong mát mẻ và giảm sự phụ thuộc vào hệ thống làm mát.
  • Nhẹ nhàng và dễ lắp đặt: Tấm AAC EPANEL có trọng lượng nhẹ, dễ dàng để vận chuyển và lắp đặt. Việc lắp ráp nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình xây dựng.
  • Bền và chịu lực tốt: Tấm AAC EPANEL có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, có cấu tạo khung thép chống rỉ, giúp bảo vệ mái nhà khỏi tác động của thời tiết và các yếu tố khác. Nó cũng khá bền và không dễ bị ảnh hưởng bởi mối mọt hay nấm mốc.
  • Đa dạng về thiết kế: Tấm AAC EPANEL có sẵn trong nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau, cho phép linh hoạt trong việc tạo ra các mẫu mã và thiết kế độc đáo cho mái nhà.

Nhược điểm:

  • Việc lắp đặt tấm AAC EPANEL đòi hỏi kiến thức và kỹ thuật chuyên môn để đảm bảo tính chính xác và độ bền của công trình, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, các kỹ thuật và chuyên môn đang dần được truyền đạt tới các đội thợ xây, vấn đề này đã được cải thiện không còn là nhược điểm.
  • Giá cả cũng là một phần cần nói đến: Vì là vật liệu xanh  thân thiện với môi trường” Tân tiến trong công nghệ sản xuất” chi phí của loại AAC EPANEL các hơn các loại vật liệu chống nóng khác, nhưng xét về độ bền và hiệu quả và được tính toán từ ban đầu thì chi phí không còn là vấn đề đáng lo ngại.

Top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

Như vậy, đó là tất cả về top 8 loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả mà chúng ta đã tìm hiểu. Mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, và sự lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng ngôi nhà. Từ túi khí cách nhiệt, tấm xốp cách nhiệt XPS, bông thủy tinh, xốp PU cách nhiệt, trần thạch cao chống nóng, sơn chống nóng, đến tôn chống nóng và tâm AAC EPANEL…, chúng đều cung cấp những giải pháp hiệu quả để giảm nhiệt độ và cách nhiệt cho mái nhà.

Hãy cân nhắc và lựa chọn vật liệu phù hợp nhất với yêu cầu của bạn. Qua việc sử dụng các vật liệu chống nóng đúng cách, bạn có thể tận hưởng không gian bên trong mát mẻ và tiết kiệm năng lượng, mang lại sự thoải mái và bảo vệ cho ngôi nhà của bạn.

Dù bạn chọn vật liệu nào, hãy nhớ luôn tuân thủ quy định kỹ thuật và lắp đặt chính xác để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Hy vọng thông tin này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các loại vật liệu chống nóng mái nhà hiệu quả.

Xem thêm...